GIÁO DỤC ĐẾN TỪ BÊN TRONG
Từ giáo dục (education) bắt nguồn từ một từ Latin “educo”, có nghĩa là phát triển từ bên trong. Như vậy tức là: giáo dục không phải là truyền đạt kiến thức và nhồi vào đầu học sinh từ bên ngoài, mà là để cho học sinh tự phát triển kiến thức đó từ bên trong mình.
Một lần, một bạn đã hỏi tớ về sự khác biệt giữa biết và hiểu một điều nào đó. Tớ nhận ra rằng: biết tức là được ai đó truyền đạt cho mình kiến thức và mình học từ bên ngoài. Còn sau đó, mình thực hành kiến thức đó, ứng dụng nó vào cuộc sống, và rồi mình có trải nghiệm về nó. Mình rút ra được bài học của mình từ kiến thức đó, và từ đó mình mới hiểu nó. Giáo dục phải kiến cho học sinh hiểu được, chứ không chỉ đơn thuần là biết. Mà hiểu sâu tức là phải ứng dụng nhiều vào trong đời sống.
Chẳng hạn như khi học nấu ăn. Biết tức là: cái này là muối, cái kia là đường, giờ mình xào rau thì mình phải cho dầu vào trước, rồi đun nóng lên, rồi phi hành, rồi cho rau vào xào xào xào, rồi cho muối cho đường cho nước mắm… và dừng ở đó, chưa thực hành. Và bài kiểm tra trên lớp có thể sẽ chỉ yêu cầu học sinh “miêu tả” lại cách xào rau mà không có cho làm thật.
Còn hiểu tức là sao: nếu không có đường thì phải dùng cái gì để thay thế, cho bao nhiêu thì hợp khẩu vị với nhà mình, rau nào thì xào bao lâu, rau nào nên cho hành và rau nào nên thay thế nó bằng tỏi… tất cả những “kiến thức thực tế” này chỉ có thể được biết tới nhờ hành động, thử nghiệm, bởi vì với mỗi người, mỗi nhà, mỗi khẩu vị thì nó sẽ hoàn toàn khác nhau. Muốn hiểu càng sâu (tức là xào rau càng ngon) thì phải làm càng nhiều.
Tiếc là, kể cả bài kiểm tra có yêu cầu xào rau thật, thì món rau xào đó cũng được đánh giá theo “chuẩn” của giáo viên, chứ không tính đến khẩu vị của người ăn.
Kiến thức chỉ có giá trị khi nó được mang ra sử dụng cho một mục đích cụ thể, đáng được thực hiện. Mục đích đó hoàn toàn do người học quyết định và “đáng được thực hiện” hay không cũng do người học hoàn toàn đánh giá. Kiến thức học trong trường lớp vẫn chỉ là những kiến thức phổ thông, chưa có mục đích. Việc đầu tiên cần làm có lẽ là giúp cho học sinh và người học nhận ra: học để làm gì?
Lúc tớ đã đi làm được 3 năm, tớ bắt đầu nghĩ đến việc học tiếp. Có thể là cao học thôi, chứ tiến sỹ thì lâu quá. Nhiều người vẫn cứ nói: học cao học đại đi, học cái gì chả được, miễn là có cái bằng, để xin việc cho dễ, lương cao hơn. Tớ từ chối làm theo cách đó: học mà chẳng biết học để làm gì thì vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian. Thế là tớ bắt đầu con đường tìm “mục đích” của mình từ đó. Đến giờ thì nhận ra rằng: mục đích của mình chẳng tìm được ở đâu hết, mà nó sẽ tự đến với mình sau khi mình trải nghiệm đủ. Đến lúc tớ biết mục đích của mình rồi, thì tớ sẵn sàng chi gần 40 ngàn đô để học cao học về đào tạo và phát triển con người, chứ không “học đại một bằng cao học về kỹ thuật” để mình được gọi là thạc sỹ, nhưng rồi lại chẳng biết dùng cái kiến thức đó để làm gì.
#ConnectionCoach
HOẠT ĐỘNG

Tìm ước mơ đi lạc
Đánh thức ước mơ của bạn cùng Connection Coach. Đó là nơi đam mê, tài năng, hoạch định cuộc đời của bạn giao hoà để mang lại giá trị cho mọi người.

Tham vấn tâm lý & Huấn luyện cá nhân
Tư vấn và huấn luyện là quá trình chúng tôi đồng hành cùng bạn đi đến mục tiêu do chính bạn đặt ra. Connection Coach tin rằng bạn đã có sẵn hết nguồn lực để giải quyết mọi vấn đề của mình, nhưng có lẽ bạn chưa tìm được câu hỏi xác đáng.

Bạn đến Trái Đất để làm gì?
Chúng tớ đã hoàn thành bản thảo đầu tiên của cuốn sách "Bạn đến Trái Đất để làm gì?". Đây là những gì chúng tớ đúc kết lại trong nhiều năm lạc lối, và tìm lại được ước mơ thực sự của bản thân mình, và giờ ước mơ đó đang thành hiện thực rồi. Những bước đi trong cuốn sách cũng có thể giúp bạn đạt được ước mơ của mình đấy.

Vlog hàng tuần
Trong quá trình gặp gỡ, làm chương trình, huấn luyện trị liệu, tham vấn tâm lý cá nhân cho rất nhiều đối tượng, chúng tớ nhận thấy ai cũng có những câu hỏi gần giống nhau, về những vấn đề thường gặp. Chúng tớ sẽ đăng những video clip ngắn để trả lời những câu hỏi đó theo trải nghiệm của bản thân mình.
HÃY GIÚP CHÚNG TÔI BIẾT CÁCH KẾT NỐI VỚI BẠN
Connection Coach
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tuần 1 – Nhớ lại (tái hợp) chúng ta là ai
Đã đến lúc chúng ta nhớ ra mình là ai. Tái hợp (re-member, cũng có nghĩa là nhớ lại): quay lại với con người bản thể của mình và là một phần của đấng tạo hóa - (Re) Tái: quay lại và (Member) hợp: một phần của một điều gì đó.
Chương 1 – KHÁM PHÁ (Vỡ)
Đã đến lúc chúng ta phá vỡ vỏ bọc, để có thể tự mình bay đi bằng đôi cánh của mình. Bước đầu tiên để làm được điều chúng ta thực sự muốn làm là phá vỡ những niềm tin cũ kỹ, để khám phá con người thật của mình. Một con người mà bấy lâu nay mình đã bỏ quên trong góc khuất của tâm hồn.
Giới thiệu – Chuẩn bị để về nhà
Để viết ra câu chuyện của mình, bạn không cần gì nhiều. Hãy tự chọn cho mình một phương tiện để có thể viết hàng ngày. Bạn có thể dùng máy tính, điện thoại, bút và giấy, bất kể là gì!
Giới thiệu – Câu chuyện của bạn
Mỗi người sinh ra đều là một trang giấy trắng, và sau đó, mỗi ngày trong đời là một trang giấy mới được viết ra. Lúc còn nhỏ, những trang giấy của chúng ta đó được người khác viết hộ. Cha mẹ, thầy cô, người lớn, cộng đồng, và cả xã hội. Tất cả đều đang muốn “viết” lên các trang giấy của bản thân chúng ta. Thậm chí đến tận bây giờ, khi chúng ta đã lớn, họ vẫn muốn có đặc quyền được viết tiếp lên cuốn sách đời của chúng ta, và tiếc là chúng ta vẫn cho phép họ! Đã đến lúc chúng ta tự viết ra câu chuyện của mình.
Giới thiệu – Chào mừng bạn trở về nhà
Tớ thấy mình đã tìm lại được con đường “về nhà” của mình, tớ có trách nhiệm phải giúp những người nào vẫn còn đang lang thang, đi lạc, về với nhà của họ. Con đường này không hề dễ dàng, và tớ vẫn đang bước đi tiếp, ngày nào cũng bước. Đến đích được hay không, tớ không biết chắc. Nhưng tớ chỉ cần biết mình đang bước đi đúng hướng, vậy là đủ. Kể cả đến cuối đời mà vẫn chưa đi đến đích thì cũng đã mãn nguyện rồi.
Giáo dục đến từ bên trong
Từ giáo dục (education) bắt nguồn từ một từ Latin “educo”, có nghĩa là phát triển từ bên trong. Như vậy tức là: giáo dục không phải là truyền đạt kiến thức và nhồi vào đầu học sinh từ bên ngoài, mà là để cho học sinh tự phát triển kiến thức đó từ bên trong mình.
Cái gì ám thị nhiều lần sẽ thành sự thật
Vì vậy, mỗi lời nói và suy nghĩ chúng ta dành cho ai cũng là “ám thị” cả thôi, kể cả lời nói dành cho mình. Nếu lúc nào cũng nói rằng “mình kém cỏi”, “mình chậm chạp”, thì hiển nhiên là mình kém cỏi và chậm chạp rồi. Tương tự như vậy, nếu lúc nào cũng nói một người bạn hoặc người thân mình “ôi thằng này thì làm được gì, rồi lại hỏng cho xem” thì chắc chắn là người đó sẽ hỏng thật.
Học nữa và đọc nữa cũng để chúng ta quay lại điểm khởi đầu
Đúng là, cả đời người, bất kể đọc bao nhiêu sách đi chăng nữa, thì cũng chỉ nên có vài cuốn để đời, đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui, đọc đến lúc hiểu sâu từng câu từng chữ trong đó, để có thể thực hành nó, sống với tư tưởng đó, vậy là đủ để đạt được mọi điều mình muốn. Những cuốn sách về sau này viết cũng chỉ là diễn dịch lại những tư tưởng kinh điển cổ xưa theo lời của người hiện đại mà thôi.
Nếu bạn đang đi lạc đường, đi nhanh hơn cũng vô ích thôi
Nếu đã đang lạc rồi thì đi nhanh hơn đâu có ích gì đâu, điều cần thiết nhất là dừng lại để xác định phương hướng cái đã. Cái trung tâm tiếng Anh kia chưa biết mình muốn đi tới đâu, thì chạy doanh số để đi nhanh hơn cũng vô ích.
Đánh thức tính nữ bên trong
Còn về ngày phụ nữ thì sao? Ngày phụ nữ không chỉ là ngày cho các chị em đâu, ngày phụ nữ cũng là ngày cho các anh em thể hiện tính nữ của mình đấy 😀 Tính nữ là tính chăm sóc, quan tâm, chăm lo cho người khác. Chẳng phải các anh em ngày này hay mua hoa, tặng quà, nấu ăn, dọn dẹp giúp các chị em đó thôi. Đây là một biểu hiện rất cơ bản của “đánh thức tính nữ bên trong” mà anh em thực hiện vào ngày này. Đâu có gì để mà xấu hổ đâu, bởi vì ai cũng có cả 2 tính ở bên trong mình. Đôi lúc, chúng ta cũng phải trân trọng tính còn lại của mình để có cuộc sống hoà hợp.
Điện thoại thế nào thì mình thế đó
Cách bạn sử dụng năng lượng của mình cũng không khác gì cách bạn sử dụng điện thoại của bạn trong ngày đâu. Bạn thử quan sát chiếc điện thoại của mình xem, rất có thể bạn sẽ có thêm được một cái nhìn mới về cuộc sống của mình.
Biến ước mơ của người khác thành hiện thực
Tớ và Minh đã đặt ra một sứ mệnh của mình: người nắm bắt ước mơ. Chúng tớ nắm bắt ước mơ của mọi người lại, biến nó thành một ước mơ lớn, và từ đó khiến ước mơ lớn và các ước mơ nhỏ cùng nhau thành hiện thực.
Chúng ta đang tôn thờ điều gì
Tôn giáo thực chất cũng là một hệ thống niềm tin. Những người không theo đạo thì vẫn có cả một hệ thống niềm tin được tạo ra từ cha mẹ, cộng đồng, xã hội, nhà trường, và với một đứa trẻ thì toàn bộ những điều đó chính là tôn giáo của nó.
Mọi thứ đến với mình đều đáng biết ơn
Nếu bạn biết ơn được chính con người của mình, thì những điều đẹp hơn nữa sẽ đến. Bởi vì tâm trí sẽ thu hút những gì giống bạn mà! Bạn thấy con người mình đẹp rồi, thì điều đẹp sẽ tiếp tục đến thôi. Còn cứ nghĩ mình xấu, thì điều xấu sẽ đến cho coi.
Đừng thay đổi một điều có sẵn
Vậy nên nghĩ rộng ra, chúng ta chẳng cần phải cố gắng loại bỏ hay thay đổi một cái gì cả! Nghĩ theo hướng đó thì sẽ không bao giờ tốt được đâu. Mà hãy tập trung vào xây dựng một cái khác, tốt theo ý mình, cứ để cái cũ ở đó, bởi vì nó cũng có điểm tốt của nó thì nó mới tồn tại chứ.
Từ vũng lầy này sang vũng lầy khác
Chợt nhận ra, nếu mình cứ không chịu lớn, không chịu phát hiện xem mình thực sự muốn gì, mà cứ chạy trốn khỏi vũng lầy, và theo đuổi những điều người khác muốn, thì cũng nhảy từ vũng lầy này sang vũng lầy khác mà thôi.